Bổ Nhiệm Ten Hag – MU liệu có đổi phận

Erik Ten Hag là cái tên mang đến nhiều kỳ vọng cho người hâm mộ Man Utd, những người vốn yêu thích HLV người Hà Lan hơn Pochettino và các ứng cử viên khác. Tuy nhiên, gốc rễ vấn đề tại Old Trafford chưa bao giờ là vị trí HLV, và Quỷ đỏ chỉ có thể trở lại đỉnh cao nếu ban lãnh đạo của họ quyết tâm làm cách mạng triệt để.

Xem thêm: Trực tiếp bóng đá K+

Link đăng ký tham gia soi kèo bóng đá:  TẠI ĐÂY

Bổ Nhiệm Ten Hag – MU liệu có đổi phận

Chỉ Ten Hag là chưa đủ

Man Utd vốn đạt thỏa thuận với Erik ten Hag từ tuần trước nhưng chưa vội công bố vì tôn trọng HLV này và Ajax. Họ có thể đã giữ kín thỏa thuận này lâu hơn nếu kết quả trên sân cỏ không quá tệ hại. Không phải ngẫu nhiên mà Man Utd chính thức bổ nhiệm Ten Hag chỉ 1 ngày sau trận thua thảm trước Liverpool.

Bổ Nhiệm Ten Hag - MU liệu có đổi phận

Từ đáy sâu tuyệt vọng, Man Utd đã thắp lên hy vọng cho chính họ và người hâm mộ bằng một HLV mới. Trong các cuộc thăm dò trước đó, Ten Hag luôn dẫn đầu trong danh sách các HLV mà cổ động viên Man Utd muốn có. Vì vậy, không khó hiểu khi đám đông này phản ứng tích cực trên các nền tảng mạng xã hội, tạo ra hiệu ứng đầy hứng khởi trong cộng đồng của Man Utd.

Tuy nhiên, đừng quên David Moyes, Louis van Gaal, Jose Mourinho, Ole Solskjaer và cả Ralf Rangnick được chào đón và chờ đợi như thế nào. Không có cái tên nào bị tẩy chay khi bắt đầu sự nghiệp HLV tại Old Trafford, ngay cả David Moyes. Thậm chí khi Man Utd công bố hợp đồng 6 năm với Moyes vào mùa hè 2013, nhiều người còn mơ mộng HLV người Scotland sẽ trở thành một Sir Alex Ferguson mới.

Hiệu ứng thay tướng ở bất cứ CLB nào cũng vậy. Với một CLB nổi tiếng nhưng đang sa sút thảm hại như Man Utd, hiệu ứng đó càng đặc biệt hơn. Ten Hag lập tức được mong chờ như một vị cứu tinh của họ, bất chấp thực tế ông chưa dẫn dắt CLB lớn ở giải đấu lớn nào. Ajax là CLB giàu truyền thống, nhưng giải Hà Lan chỉ đứng thứ 7 ở châu Âu, dưới cả giải Bồ Đào Nha. Theo bảng xếp hạng của UEFA, hệ số điểm của giải vô địch Hà Lan chỉ bằng 1/2 La Liga và Premier League. Không hoàn toàn chính xác, nhưng điều này cũng thể hiện chênh lệch độ khó giữa các giải đấu này lớn như thế nào.

Nói cách khác, Ten Hag có thể giúp Ajax hồi sinh, lấy lại vị thế số 1 ở Hà Lan chỉ sau 1 năm, nhưng ông khó lòng làm điều tương tự với Man Utd và Premier League. Ten Hag chỉ là điều kiện cần để Man Utd mơ mộng. Điều cần đủ nằm ở chính họ. Như HLV đương nhiệm Ralf Rangnick nhận định, Man Utd cần cải tổ bộ máy ngay lập tức, đồng thời xác định phong cách chơi bóng mà họ mong muốn, trao cho HLV quyền quyết định lựa chọn cầu thủ và kiên trì với kế hoạch đó ít nhất 2 đến 3 năm.

Ten Hag và các bước chuyển mình của Man Utd

Ngoài việc yêu thích Ten Hag, một trong những lý do quan trọng khác khiến số đông người hâm mộ phấn khích vì thương vụ này là sự thay đổi của ban lãnh đạo Man Utd. Nếu là ban lãnh đạo cũ, Man Utd có lẽ đã chọn Pochettino, một HLV giàu kinh nghiệm tại Premier League và có phần “hiền lành, dễ bảo” hơn. Việc Man Utd chọn Ten Hag cho thấy họ đã thực sự nghiêm túc với yếu tố bóng đá thuần túy hơn bất cứ yếu tố nào khác. Đó quả thực là một tín hiệu đáng mừng.

Thực tế, Man Utd đã có những bước chuyển mình lớn trong 1 năm qua, với nhiều sự kiện lớn nối tiếp. Trong đó, đáng kể nhất là việc Ed Woodward rời nhiệm sở, nhường chức “tổng quản” cho Richard Arnold và sự xuất hiện của vai trò giám đốc bóng đá đầu tiên trong lịch sử CLB, John Murtough. Hỗ trợ trực tiếp cho Murtough là giám đốc kỹ thuật Darren Fletcher, cũng là một vai trò mới toanh tại Man Utd.

Richard Arnold, John Murtough và Darren Fletcher đều là những cái tên gắn bó với Man Utd từ lâu. Thế nhưng, định danh mới giúp họ có nhiều quyền lực hơn, đồng thời tạo ra sự rõ ràng trong bộ máy lãnh đạo của CLB. Chính bộ ba này là người trực tiếp mời Ralf Rangnick giữ vai trò cố vấn cho Man Utd sau 6 tháng làm HLV tạm quyền, và sau đó, thuyết phục Ten Hag về Old Trafford làm việc.

Bổ Nhiệm Ten Hag - MU liệu có đổi phận

So với Ed Woodward, Richard Arnold là một giám đốc điều hành chuẩn mực hơn. Ông không can thiệp quá sâu vào công việc của Murtough và Fletcher. Tương tự như vậy, Murtough và Fletcher cũng sẽ làm việc với Rangnick, Ten Hag theo hướng thảo luận, tìm phương án tốt nhất thay vì áp đặt quan điểm cá nhân.

Có lẽ cũng vì các chuyển động đó, 2 tuyển trạch viên lâu năm của Man Utd, Jim Lawlor và Marcel Bout đều âm thầm ra đi sau khi Ten Hag được chọn. Jim Lawlor là trưởng bộ phận tuyển trạch của Man Utd, trong khi Marcel Bout là trưởng bộ phận tuyển trạch toàn cầu của CLB này từ thời Louis Van Gaal. Cả 2 đều có “tội” không nhỏ trong việc Man Utd mua đâu, hỏng đấy, tiêu tốn cả tỷ bảng nhưng đội hình vẫn kém chất lượng. Chưa rõ ai sẽ thay thế Jim Lawlor và Marcel Bout, nhưng việc cắt đứt hệ thống làm việc kém cỏi này đã là thành công lớn với Man Utd.

Tất cả những bước chuyển mình nói trên của ban lãnh đạo của Man Utd cùng với tài năng của Ten Hag, đội bóng này hứa hẹn sẽ cải tổ triệt để trong mùa hè tới. Và tất nhiên, họ sẽ đáng chờ đợi hơn bao giờ hết.